Bệnh giang mai có ngứa không?

Lượt xem: 2669

Bệnh giang mai có ngứa không là một trong những vấn đề thắc mắc, nhận được rất nhiều sự quan tâm từ mọi người. Bệnh giang mai là một trong các bệnh xã hội nguy hiểm và phổ biến, do xoắn khuẩn giang mai Treponema Pallidum gây ra, lây truyền chủ yếu qua con đường tình dục không an toàn.
Thông thường mọi người sẽ nghĩ là bệnh giang mai sẽ gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu, vì nó là một bệnh lý nhiễm trùng. Nhưng thực chất giang mai có ngứa không, hôm nay các chuyên gia của Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm sẽ giúp mọi người giải đáp thắc mắc.

Bệnh giang mai có ngứa không

Thực chất bệnh giang mai có gây ngứa không?

Săng giang mai có ngứa không? Các chuyên gia về bệnh xã hội cho biết, thực chất săng giang mai thông thường sẽ không gây ngứa. Để giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn điều này, dưới đây các chuyên gia sẽ cung cấp cho mọi người những thông tin hữu ích về triệu chứng bệnh giang mai ở từng giai đoạn.

Bệnh giang mai bao gồm 4 giai đoạn chính: Giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3 (giai đoạn tiềm ẩn), giai đoạn 4. Ở mỗi một giai đoạn bệnh giang mai lại có những biểu hiện khác nhau, nhưng có một điểm chung đó là đều không có biểu hiện ngứa ngáy.

Bệnh giang mai ở giai đoạn 1

Triệu chứng giang mai nổi bật nhất ở giai đoạn 1 là sự xuất hiện của săng giang mai. Săng giang mai là vết loét màu đỏ, nông, hình tròn hay hình bầu dục có kích thước từ 0.3 đến 3cm, bờ nhẵn, không ngứa, không đau, không mủ, đáy vết loét thâm nhiễm cứng kèm theo hạch nổi ở 2 bên vùng bẹn, cứng và không đau đớn.
Các biểu hiện trên của bệnh giang mai xuất hiện sau khoảng thời gian từ 3 – 90 ngày tính từ thời điểm có sự tiếp xúc đầu tiên với nguồn bệnh và chấm dứt sau khoảng từ 3 đến 6 tuần bất kể người bệnh có tiến hành điều trị hay không. Mặc dù triệu chứng bệnh đã biến mất, nhưng không có nghĩa là bệnh đã khỏi, thực chất bệnh đã trở nên trầm trọng hơn rất nhiều, xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào máu và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.

Bệnh giang mai ở giai đoạn 2

Bệnh giang mai ở giai đoạn 2 có sự xuất hiện của các triệu chứng điển hình sau: xuất hiện những nốt ban đối xứng có màu hồng như hoa đào ở trên toàn thân bao gồm cả lòng bàn và chân lòng bàn tay, không ngứa ngáy, khi dùng tay ấn vào thì biến mất, không nổi cao trên bề mặt da, không bong vảy mà tự mất đi. Những nốt này thường xuất hiện ở 2 bên sườn, ngực, bụng, chi trên.
Các triệu chứng bệnh giang mai ở giai đoạn 2 như trên sẽ bắt đầu xuất hiện sau khoảng thời gian từ 4 đến 10 tuần tính từ thời điểm săng giang mai biến mất ở giai đoạn 1 và kết thúc sau khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần, những nốt ban đỏ sẽ nhạt màu rồi dần dần biến mất.

Bệnh giang mai ở giai đoạn 3 (giai đoạn tiềm ẩn)

Bệnh giang mai ở giai đoạn tiềm ẩn thông thường không có triệu chứng rõ ràng, chỉ thể được phát hiện khi có bằng chứng huyết thanh của bệnh. Bệnh giang mai ở giai đoạn này được chia làm 2 loại, đó là: tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2 (sớm), và tiềm ẩn kéo dài hơn 1 năm sau giai đoạn 2 (muộn). Bệnh giang mai loại tiềm ẩn sớm có thể xuất hiện triệu chứng bệnh, còn loại tiềm ẩn muộn thì không có triệu chứng, không gây ngứa, không đau đớn và không lây nhiễm.

Bệnh giang mai ở giai đoạn 4

Bệnh giang mai ở giai đoạn 4 chỉ xuất hiện sau khoảng thời gian từ 3 – 15 năm tính từ khi xuất hiện săng giang mai, khi người bệnh không tiến hành điều trị. Các biểu hiện của bệnh được chia làm 3 loại với những biểu hiện khác nhau: giang mai thần kinh (6,5%), giang mai tim mạch (10%), và củ giang mai (15%). Bệnh giang mai ở giai đoạn này không có tính lây truyền, sẽ không truyền bệnh cho người khác.

Giang mai thần kinh (6,5%): Có thể xảy ra sớm, không có triệu chứng hoặc có triệu chứng bệnh viêm màng não hay sự phân ly giữa biến đổi dịch não tủy rõ rệt. Nhưng cũng có thể xảy ra muộn gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho não bộ như viêm màng não, mạch máu não, tổn thương não khu trú, hoặc tổn thương thoái hóa ở não. Giang mai thần kinh xảy ra trung bình trong khoảng thời gian từ 4 – 25 năm kể từ khi nhiễm bệnh.

Giang mai tim mạch (10%): Thông thường sẽ xảy ra sau khoảng thời gian từ 10 – 30 năm kể từ khi nhiễm bệnh. Giang mai có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho tim mạch, phổ biến nhất là phình mạch.

Củ giang mai (15%): Xuất hiện trung bình sau khoảng 15 năm kể từ khi xuất hiện săng giang mai. Củ giang mai thần kinh có hình dạng giống hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng có màu đỏ như mận hơi tím, kích thước bằng hạt ngô, có mật độ chắc và ranh giới rõ ràng. Củ giang mai phát triển không lành tính, có thể hoại tử teo hoặc tạo loét với tốc độ rất chậm, khi khỏi thường để lại sẹo. Nếu củ giang mai khu trú ở những cơ quan quan trọng có thể gây tử vong ở người bệnh.

Với những thông tin mà các chuyên gia của Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm đã cung cấp như ở trên chắc hẳn mọi người đã có được những thông tin hữu ích về vấn đề bệnh giang mai có ngứa không. Mọi người có thể liên hệ với Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm, Số 11 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội (Đi qua ngõ 5 KDT, cách ngã tư Nguyễn Trãi-KDT 100m). Số điện thoại liên hệ 0866563361.

 

Đánh giá: 
Bệnh giang mai có ngứa không?
Điểm trung bình:  6.5 /  10 (  4 lượt đánh giá )
Chia sẻ: