Bệnh giang mai ở phụ nữ

Lượt xem: 1370

Bệnh giang mai được coi là “cơn ác mộng” của cả Châu Âu vào thế kỷ 16. Và ở Việt Nam người ta chưa xác định rõ bệnh xuất hiện vào thời kỳ nào. Tuy nhiên, trong thời kỳ Pháp thuộc giang mai đã đứng hàng thứ 2 trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sau bệnh lậu). Đặc biệt từ năm 1975, sau ngày giải phóng Miền Nam bệnh tăng lên một cách rõ rệt. Hiện nay, bệnh giang mai chiếm khoảng 2 - 3% trong tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 19 – 45 và phụ nữ dễ bị mắc giang mai hơn đàn ông.

Bệnh giang mai ở phụ nữ

Ảnh minh họa

Bệnh giang mai ở phụ nữ là gì?

Bệnh giang mai (Syphilis) là một căn bệnh xã hội nguy hiểm lây qua đường tình dục. Do xoắn khuẩn nhạt màu có tên Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Xoắn khuẩn này có hình lò xo, bao gồm 6 – 14 vòng xoắn.

Xoắn khuẩn giang mai có thể tồn tại nhiều năm trong cơ thể người. Nhưng lại có sức đề kháng kém, nên khi ra khỏi cơ thể người chúng chỉ sống được trong một thời gian ngắn. Trong nước đá chúng vẫn có thể giữ được tính linh động rất lâu, nhưng lại chết sau 30 phút ở trong nước ấm 45℃. Chúng bị tiêu diệt nhanh chóng khi gặp nước xà phòng hoặc các chất sát trùng thông thường khác. Trong các chai máu dự trữ, xoắn trùng giang mai có thể sống được ba đến năm ngày.

Ngoài lây qua đường tình dục, bệnh còn lây qua đường máu và từ mẹ sang con. Bệnh giang mai ở nữ thường không đau và bộc phát sau 3 – 5 tuần ủ bệnh.

Biểu hiện của bệnh giang mai ở phụ nữ

Sự phát triển của bệnh giang mai ở phụ nữ được chia làm 4 giai đoạn chính. Biểu hiện của bệnh ở mỗi giai đoạn là khác nhau.

Giai đoạn 1 – “Săng” giang mai

Giai đoạn này thường bộc phát từ 3 – 90 ngày (kể từ ngày đầu tiên xúc với “mầm bệnh”.

Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ thấy những biểu hiện đầu tiên của bệnh là những vết loét hình tròn hoặc bầu dục, có màu đỏ, nền cứng, không ngứa, không đau, không đóng vẩy …xuất hiện ở môi lớn, môi nhỏ, âm đạo, cổ tử cung, hoặc trực tràng.

Biểu hiện giang mai ở nữ

Ảnh minh họa

Những vết loét này được gọi là “săng” giang mai. Chúng sẽ tự mất đi sau 3 – 5 tuần, khiến người bệnh lầm tưởng là bệnh tự khỏi. Nhưng thực chất, xoắn khuẩn đã di chuyển vào máu để tiếp tục bộc phát ở giai đoạn 2. Vì vậy, đây là giai đoạn quan trọng nhất để phát hiện và điều trị bệnh sớm. Vì vậy, nếu bạn phát hiện thấy những nốt “săng” giang mai trên cơ thể mình thì nên đến phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện để được xét nghiệm và điều trị càng sớm càng tốt

Giai đoạn 2 – Đào ban

Giai đoạn này thường bộc phát sau giai đoạn 1 từ 4 – 10 tuần.

Ở giai đoạn này, xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào máu và gây nhiễm trùng máu. Vì vậy, người bệnh sẽ có biểu hiện giống như phát ban toàn cơ thể, nhất là ở vùng bụng, sườn, lưng và tứ chi. Các nốt ban này có màu hồng như hoa đào, không ngứa, không đau, đóng vảy…Nên giai đoạn này còn được gọi là đào ban

Bên cạnh những biểu hiện như phát ban, những người bệnh có sức đề kháng kém còn có những biểu hiện như sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau họng, kém ăn, mất ngủ hoặc mắc các bệnh viêm khớp, viêm xương, viêm dây thần kinh thị giác và nổi hạch ở bẹn; hoặc sẩn mủ (ở những người nghiện rượu)….

Đào ban xuất hiện trong vòng 1 - 2 tuần, tồn tại không thay đổi trong vòng 1 -3 tuần sau đó nhạt màu dần rồi mất đi.

Giai đoạn tiềm ẩn – Giang mai kín

Giai đoạn này thường kéo dài 1 năm hoặc hơn sau giai đoạn 2.

Giai đoạn này không có bất kỳ biểu hiện, triệu chứng nào nhưng khả năng lây nhiễm vẫn rất cao. Chỉ có thể phát hiện dựa vào huyết thanh của người bệnh.

Giai đoạn 3 – Giai đoạn cuối

Giai đoạn này thường bộc phát sau giai đoạn 1 từ 3 – 15 năm. Và được chia thành 3 hình thức khác nhau:

Củ giang mai: Xuất hiện sau giai đoạn 1 khoảng 15 năm. Có hình cầu, màu đỏ như mận, kích thước bằng hạt ngô. Các củ giang mai tiến triển không lành tính, có thể gây loét hoặc hoại tử, rất chậm lành và ít lây hơn, sau khi khỏi thường để lại sẹo.

Giang mai thần kinh: Thường xảy ra sau giai đoạn 1 từ 4 – 25 năm. Là bệnh có liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Nếu xảy ra sớm nó sẽ không có triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng bằng viêm màng não, biến đổi dịch não tủy. Nếu nó xảy ra muộn sẽ gây ra viêm màng não, mạch máu não, tổn thương não khu trú hoặc tổn thương thoái hóa ở não.

Giang mai tim mạch: Thường xảy ra sau giai đoạn 1 từ 10 – 30 năm. Biểu hiện rõ ràng nhất là phình mạch.

Điều trị bệnh giang mai ở phụ nữ

Nếu bệnh giang mai được phát hiện sớm và chữa trị đúng thì có thể điều trị khỏi hẳn.

Giai đoạn đầu: Tiêm bắp một liều duy nhất penicillin G hoặc tiêm mông 1 liều duy nhất Benzathin Penixilin G 2,4 triệu đơn vị, mỗi bên mông 1,2 triệu đơn vị để điều trị bệnh giang mai không biến chứng.

Nếu không có penicillin G có thể sử dụng Doxycycline và tetracycline thay thế (nhưng không dùng thuốc này cho phụ nữ có thai).

Giai đoạn biến chứng: Tiêm penicillin G liều cao vào tĩnh mạch ít nhất 10 ngày cho bệnh nhân giang mai thần kinh. Có thể tiêm cetriaxone thay thế nếu người bệnh bị dị ứng penicilline G.

Điều trị cả bạn tình. Và để phòng bệnh giang mai bẩm sinh cần phải phát hiện kịp thời và điều trị cho người mẹ nếu bị bệnh trong thời kỳ có mang. Cần làm các phản ứng huyết thanh một cách có hệ thống cho tất cả các phụ nữ có mang.

Ở giai đoạn này việc điều trị chỉ là hạn chế sự tiến triển của bệnh chứ không thể cải thiện các thương tổn mà bệnh giang mai đã gây ra.

Trên đây là những chia sẻ của Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm về bệnh giang mai ở phụ nữ . Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn, xin các bạn vui lòng gọi điện đến hotline 0866563361 hoặc nhấp chọn “Bác sỹ tư vấn” chat trực tiếp với các chuyên gia của Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm. Địa chỉ Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm: Số 11 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

 

Đánh giá: 
Bệnh giang mai ở phụ nữ
Điểm trung bình:  8.3 /  10 (  25 lượt đánh giá )
Chia sẻ: