bệnh trĩ có ngứa không

Lượt xem: 2258

Nước ta hiện nay có tỷ lệ người mắc trĩ khá cao, chính vì thế việc đi khám càng sớm càng tốt để phát hiện bệnh trĩ sẽ khiến việc điều trị kịp thời khi bệnh chưa nặng thêm. Cùng tìm hiểu về bệnh này cũng như biểu hiện của nó để phát hiện bệnh sớm, có phương pháp điều trị kịp thời nhé.

Tìm hiểu về bệnh trĩ

Trĩ là bệnh lý của vùng hậu môn trực tràng, phổ biến và gặp ở mọi lứa tuổi. Hơn 50% số người mắc bệnh có độ tuổi từ 30 trở lên. Vì xấu hổ, nên ít người chịu đi khám, chỉ đến khi xuất hiện biến chứng gây đau đớn, khó chịu cho sinh hoạt thì mới đến bệnh viện. Vì thế, thời gian điều trị phải kéo dài.

Ngày nay, người ta hiểu rõ hơn bản chất của bệnh trĩ nhờ những công trình nghiên cứu về sự phân bố mạch máu của vùng hậu môn trực tràng. Ống hậu môn là nơi có nhiều mạch máu tạo thành các búi trĩ nằm ở dưới lớp niêm mạc. Các búi này có chức năng của một cái nệm, giữ vai trò khép kín hậu môn. Có thể hiểu, trĩ là trạng thái giãn tĩnh mạch quá mức vùng hậu môn.

Hai loại trĩ chính là trĩ nội và ngoại. Khi các búi trĩ nội và ngoại kết hợp với nhau gọi là trĩ hỗn hợp. Trường hợp trĩ hỗn hợp hay trĩ nội lâu ngày hợp với trĩ ngoại kéo theo niêm mạc sa xuống và xuất hiện các búi trĩ phụ tạo thành vòng tròn trĩ còn gọi là trĩ vòng

Hiện nay chưa xác định chính xác nguyên nhân, nhưng có một vài yếu tố được coi như nguồn gốc phát sinh bệnh trĩ như: tư thế làm việc đứng quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), bệnh có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt

Bệnh trĩ có ngứa không?

Ngứa hậu là một chứng bệnh mà rất nhiều người trong chúng ta có nguy cơ mắc phải, nhất là đối với nam giới. Các chuyên gia ước tính có khoảng 1 - 3% dân số đã và đang mắc phải căn bệnh này ở những mức độ khác nhau, từ giai đoạn nhẹ với những triệu chứng như ngứa ngáy khó chịu trong thời gian ngắn tới giai đoạn nặng như mẩn đỏ, ngứa kèm đau rát ... gây mất ngủ kinh niên , ảnh hưởng trầm trọng tới giấc ngủ, sinh hoạt.

Ngứa hậu môn có thể dễ dàng nhận biết qua những biểu hiện như cảm thấy nóng vùng hậu môn, nặng hơn bao gồm đau rát, ngứa ngáy. Bệnh khiến người mắc tự ti bởi luôn trong tình trạng ngứa và muốn gãi.

Bị ngứa hậu môn gây khó chịu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Ngứa là phản ứng của thần kinh khi bị kích thích. Phần lớn ngứa hậu môn là biểu hiện bình thường, vô hại. Tuy nhiên trong một số trường hợp lại là biểu hiện của những căn bệnh nguy hiểm hơn, trong đó có bệnh trĩ.

Khi bị trĩ ngứa hậu môn ta nên làm gì?

Cần làm gì để phòng tránh triệu chứng ngứa hậu môn là thắc mắc của khá nhiều người, dưới đây là một số lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng:

Tuyệt đối không quan hệ qua vùng hậu môn.

Không dùng nhiều xà phòng khi vệ sinh vùng hậu môn, nhớ lau thật kỹ sau khi rửa.

Không lạm dụng thuốc nhuận tràng.

Khi cảm thấy bắt đầu ngứa ngáy vùng hậu môn hạn chế không nên gãi để tránh gây xước và viêm nhiễm.

Không nên mặc quần áo quá chật.

Hạn chế ăn các loại đồ ăn dễ cây kích thích như quá cay hoặc quá chua.

Sau khi vệ sinh phần mông, người bệnh dùng khăn khô thấm hết nước xung quanh hậu môn.Không được dùng lực quá mạnh, nên thấm một cách nhẹ nhàng. Do độ ẩm của nước vẫn có thể gây ngứa hậu môn nên người bệnh không nên mặc quần lót ngay, đợi khi phần mông khô ráo thì mới mặc. Quần lót bằng sợ hóa học thường không thoáng khí, tốt nhất nên dùng loại bằng sợi bông, có tác dụng thông thoáng.

Dù không bị ngứa người bệnh cũng nên thường xuyên vệ sinh vùng hậu môn, giữ cho phần mông luôn sạch sẽ. Nếu nhiều ngày không thay quần lót, không chú ý vệ sinh thì dù bạn có không bị trĩ cũng có thể bị mẩn ngứa.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng sản phẩm thuốc trị ngứa có bán ở các hiệu thuốc, nếu như không có hiệu quả trị liệu thì phải nhanh chóng dừng sử dụng, vì bản thân các sản phẩm trị ngứa cũng có tác dụng phụ. Biện pháp an toàn nhất là người bệnh nên đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và dùng thuốc do bác sĩ kê.

Nếu trẻ nhỏ mắc bệnh trĩ, thông thường có thể dùng các phương pháp chữa trị cổ truyền. Nếu trẻ nhỏ mắc kèm theo các bệnh về tiêu chảy hoặc táo bón thì cha mẹ phải chữa trị các bệnh này cho trẻ từ đầu, sau khi chữa khỏi bệnh tận gốc, bệnh trĩ cũng theo đó khỏi dần.

Nếu hiện tượng ngứa ngáy không thuyên giảm, rất có thể các bạn đã mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu,hãy tới ngay các bệnh viện để khám chữa bệnh.

Trên đây là những giải đáp cũng như tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm về các vấn đề liên quan tới triệu chứng ngứa hậu môn. Lưu ý bệnh trĩ gây ngứa hậu môn không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng cũng không được chủ quan bởi bệnh có thể là dấu hiệu ban đầu của các căn bệnh khác như trĩ, rối loạn trực tràng ... Nếu bạn còn câu hỏi nào khác, hãy gọi điện đến số điện thoại của phòng khám: 0866563361 để được tư vấn kỹ hơn.
Đánh giá: 
bệnh trĩ có ngứa không
Điểm trung bình:  6.4 /  10 (  9 lượt đánh giá )
Chia sẻ: