bệnh trĩ giai đoạn đầu

Lượt xem: 3461

Bệnh trĩ là một căn bệnh tế nhị nên không dễ dàng chia sẻ với những người khác. Nhiều người bệnh không đến bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế để khám và điều trị dứt điểm từ sớm mà vì tâm lý ngại và xấu hổ nên tự mua thuốc về chữa trị.

Cũng có người không biết là mình bị mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu nên có thái độ lơ là không quan tâm tới sức khỏe cho đến khi cơ thể xảy ra các dấu hiệu như sa búi trĩ, chảy máu hậu môn thành tia hoặc nhỏ thành giọt mới lo lắng giật mình đi khám. Lúc đó, bệnh đã phát triển đến giai đoạn cuối.

Giai đoạn đầu của bệnh trĩ

Bệnh trĩ có 4 giai đoạn, khi ở những giai đoạn đầu, hầu như người bệnh sẽ không cảm thấy quá bất tiện nhưng tốt nhất là nên chú ý chữa bệnh trĩ ngay từ lúc này. Nhiều chuyên gia y tế đã cho biết bệnh trĩ giai đoạn đầu rất dễ điều trị vì mức độ tổn thương tĩnh mạch trực tràng, hậu môn còn khá nhỏ. Do đó, bạn cần nhất thiết chú ý tới bệnh ở giai đoạn này.

Biểu hiện của bệnh trĩ giai đoạn đầu

Có dấu hiệu như khối huyết trĩ ngoại: Người bệnh có cảm giác đau đớn rõ rêt, đôi khi có các triệu chứng trên toàn thân, đau đớn kể cả xảy ra khi vô tình tiếp xúc. Khi đi đại tiện hoặc vận động mạnh các khối trĩ sẽ đột ngột lòi ra ngoài hậu môn, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn bất thường, nhất là khi đại tiện hoặc vận động, khi xảy ra viêm nhiễm bề mặt da hậu môn bị loét, có mủ và hình thành rò hậu môn.

Khi đi đại tiện hoặc vận động mạnh các khối trĩ sẽ đột ngột lòi ra ngoài hậu môn, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn bất thường, nhất là khi đại tiện hoặc vận động.

Thời kỳ đầu, mô liên kết trĩ ngoại thường có biểu hiện sưng to ở nếp gấp. Có xuất hiện vùng viêm nhiễm vùng da bên ngoài hậu môn hoặc phía trước hậu môn, đôi khi là cả hai. Ngoài ra, người bị trĩ ngoại giai đoạn đầu còn xuất hiện kèm vói chai cứng hậu môn dễ gây kích thích, co thắt cơ vòng và gây ra đau nhức

Trĩ ngoại còn bao gồm viêm trĩ ngoại và sưng phồng tĩnh mạch trĩ ngoại, thường do hậu môn phải chịu tổn thương do viêm nhiễm, người bệnh thường có cảm giác nóng rát khó chịu ở hậu môn. Tĩnh mạch trĩ ngoại hậu môn sưng phồng nằm phái dưới đường lược, hình thành các khối hình tròn, hình bầu dục hoặc lăng trụ mềm ở lề hậu môn. Nếu có mụn nước thì tình trạng càng diễn biến nghiêm trọng hơn. Theo y học cổ truyền nó được xếp vào phạm vi trĩ khí.

Trĩ nội: Chảy máu khi đi đại tiện, mới đầu lượng máu chảy còn ít chỉ ở trên giấy vệ sinh hoặc trên bề mặt phân. Càng về sau máu chảy sẽ càng nhiều bắn thành từng tia hay từng giọt kèm theo cảm giác nóng rát ở hậu môn khi phân đi qua. Khi bệnh tiến triển sẽ thấy xuất hiện 1 khối thịt thừa có màu đỏ nhưng tự co lên.

Trĩ ngoại thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn

Gặp gỡ các bác sỹ để đưa ra kết luận về vấn đề này, sở dĩ trĩ ngoại có nguy cơ ở phụ nữ nhiều hơn vì:

Do cấu tạo cơ thể nữ giới, vùng chậu nữ giới còn có tử cung, có thể chèn ép trức tràng khiến cho trực tràng nghiêng về sau, độ cong lớn, khi đi đại tiện sẽ chậm hơn nam giới, từ đó dễ dẫn đến táo bón rồi trĩ ngoại

Thời kỳ phụ nữ mang thai, thai nhi lớn dần lên chèn ép trực tràng, làm trở ngại lưu thông tĩnh mạch hậu môn trực tràng, từ đó dẫn tới trĩ ngoại.

Kinh nguyệt và khí hư tiết ra thường xuyên kích thích vùng da hậu môn, gây viêm mãn tính, làm tăng sinh các mô, dẫn tới trĩ ngoại

Đối với phụ nữ sau khi sinh con, khoang bụng trống rỗng, không có nhu cầu đi đại tiện, không đi đại tiện trong nhiều ngày, nằm trên giường lâu, đại tiện khó khăn dễ dẫn đến trĩ ngoại.

Do môi trường sống, phụ nữ phải đứng hay ngồi nhiều, áp lực công việc tăng, thường xuyên căng thẳng thần kinh, thói quen đi đại tiện không khoa học cũng là 1 yếu tố làm tăng nguy cơ trĩ ngoại ở nữ giới.

Cách để điều trị khi mới ở giai đoạn đầu bệnh trĩ

Khi mới mắc bệnh trĩ giai đoạn 1 ta có thể chữa bệnh trĩ tại nhà. Quan trọng là bệnh nhân cần chú ý tới bệnh tình của mình và hạn chế những tác nhân khiến bệnh nặng thêm:

Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng lên đột ngột. Sử dụng giấy vệ sinh mềm, sạch, hoặc dùng các loại xà phòng ít tính acid để làm sạch vùng hậu môn. Vận động thể lực vừa sức, nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ, đi xe đạp…

Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà đậm, thuốc lá... Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu, cà ri, gừng…

Ăn nhiều chất xơ từ các loại rau quả để chống táo bón. Nên ăn thức ăn dạng luộc chín, nấu canh, hấp, tránh dạng chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu, hoặc dạng nướng…

Hạn chế ăn muối, vì muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ.

Mong rằng một số những thông tin về bệnh trĩ giai đoạn đầu mà các chuyên gia của Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm chia sẻ, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích trong việc điều trị và giảm thiểu bệnh trĩ khi mới chớm mắc. Nếu muốn phát hiện sớm và chắc chắn mình có bị bệnh trĩ hay không, hãy đến phòng khám tại: Số 5 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội để được thăm khám trực tiếp và có kết quả chính xác nhất nhé!

Đánh giá: 
bệnh trĩ giai đoạn đầu
Điểm trung bình:  7.4 /  10 (  11 lượt đánh giá )
Chia sẻ: