Bệnh trĩ ngoại là gì

Lượt xem: 3079

Hỏi: Chào bác sĩ, tôi là Quang, năm nay 50 tuổi. Hơn 1 tháng trở lại đây tôi có cảm giác rất lạ ở hậu môn. Khi ngồi không thể ngồi thẳng vì rất đau. Khi đi đại tiện tôi phải rặn mạnh, nhưng khi đó lại thấy rát và có máu trên giấy vệ sinh. Tôi dùng tay kiểm tra thì thấy các nếp nhăn ở hậu môn bị dãn ra, và có 1 cục mụn bằng hạt đỗ đen ở bên ngoài hậu môn. Tôi lên mạng tìm hiểu thì thấy đó là những biểu hiện của bệnh trĩ ngoại độ 1. Xin hỏi bác sĩ, bệnh trĩ ngoại là gì? Bệnh có chữa khỏi được không? Hiện tôi đang rất lo lắng không biết tại sao mình lại bị như vậy, bình thường tôi vệ sinh rất sạch sẽ. Xin cảm ơn bác sĩ. (Bác Quang, Thanh Xuân).

Bệnh trĩ ngoại là gì

Đáp: Thân chào bác Quang, trước tiên xin cảm ơn bác đã tín nhiệm gửi thắc mắc của mình đến cho phòng khám chúng tôi. Sau đây chuyên gia hậu môn – trực tràng sẽ giải đáp thắc mắc của bác:

Theo kết quả lâm sàng thì tỷ lệ những người từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh trĩ là 60%. Bệnh trĩ là một loại bệnh rất phổ biến trong hệ hậu môn – trực tràng. Bệnh trĩ được chia ra làm 3 loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó, bệnh trĩ ngoại là do búi tĩnh mạch vùng hậu môn vì một nguyên nhân nào đó căng giãn mà thành. Búi trĩ mới xuất hiện có kích thước nhỏ, mềm như cục thịt, lòi hẳn ra ngoài và có kích thước như hạt đỗ đen. Xuất hiện ở vùng quanh hậu môn hoặc phía dưới đường lược phía cuối trực tràng. Người bệnh có thể sờ thấy được. Khi bệnh chuyển biến nặng, kích cỡ búi trĩ sẽ tăng lên.

Vậy bệnh trĩ ngoại là gì ?

Bệnh trĩ ngoại là chứng giãn tĩnh mạch thuộc chùm tĩnh mạch dưới, gấp khúc tạo nên. Búi trĩ bị nổi lên nằm ngoài hậu môn được che phủ bởi một lớp da và không thể đưa và trong hậu môn được, thường không bị chảy máu. Búi trĩ ngoại sa xuống gây viêm nhiễm, sưng tấy vùng hậu môn.

Bệnh trĩ ngoại do nhiều nguyên nhân gây nên. Và có nhiều biểu hiện khác nhau. Bệnh trĩ ngoại hoàn toàn có thể chữa trị được.

Thủ phạm gây bệnh trĩ ngoại

  • Trĩ ngoại do táo bón: Đây là thủ phạm phổ biến gây bệnh trĩ ngoại. Khi bị táo bón lâu ngày, người bệnh thường rặn nhiều, đi đại tiện lâu, ngồi lâu, khiến các búi tĩnh mạch quanh hậu môn bị giãn ra và gây nên bệnh trĩ ngoại.
  • Trĩ ngoại do phình gập tĩnh mạch: Rìa hậu môn sưng do tĩnh mạch bị gấp khúc tạo nên những viêm sưng tròn hay có hình bầu dục dài.
  • Do tắc mạch máu: Trĩ ngoại có khối huyết bên trong. Khi mạch máu bị tắc sẽ làm xuất hiện những cục trĩ nhỏ cứng và đau tức và có thể sờ thấy được.
  • Trĩ ngoại do tổ chức kết đế: Hay còn gọi là trĩ ngoại do da. Những nếp nhăn ở rìa hậu môn phình ra bởi các mô kết để tăng sinh. Tại những nếp nhăn này sinh các mảnh da thừa, và khi bệnh trĩ ngoại chuyển biến nặng thì những mảnh da này sa xuống và lòi hẳn ra. Trĩ ngoại do tổ chức kết để có dạng vòng, dạng mào gà…
  • Viêm, nhiễm trùng hoặc nứt hậu môn: Hậu môn là nơi dễ bị vi khuẩn, nấm xâm nhập. Khi bị viêm nhiễm hoặc tổn thương, vi khuẩn sẽ theo vết nứt, xước ở hậu môn mà xâm nhập và và gây bệnh.
  • Do di truyền. Theo nghiên cứu, những người mà trong gia đình có người thân mắc bệnh trĩ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người cùng trang lứa.
  • Bên cạnh những thủ phạm trực tiếp nêu trên thì ngồi lâu, ít vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh và quan hệ tình dục bằng đường hậu môn…cũng là thủ phạm gây bệnh trĩ ngoại.

Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại

  • Hậu môn sưng tấy, đau và có cảm giác như mắc dị vật ở hậu môn. Khi di chuyển hoặc bê đồ nặng sẽ đau nhiều hơn.
  • Đi đại tiện ra máu, lúc đầu máu chỉ thấm giấy vệ sinh. Khi bệnh chuyển biến nặng, máu sẽ chảy thành giọt hoặc thành tia như cắt tiết gà.
  • Phần dưới da, quanh rìa hậu môn xuất hiện cục sưng hình tròn hoặc hình elip, có kích thước như hạt đỗ đen, có mà đỏ hoặc tím thẫm.
  • Hậu môn ẩm ướt, phần da quanh hậu môn có màu vàng, bị viêm loét. Khó khăn khi đi vệ sinh.

Thư bác, dựa vào những nguyên nhân và biểu hiện nêu trên. Và đối chiếu theo những mô tả của bác thì có thể bác đã mắc bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn đầu. Bác lưu ý rằng không gọi là trĩ ngoại độ 1 đâu ạ. Vì chỉ có trĩ nội mới chia cấp độ thôi. Bác nên đến phòng khám đa khoa chuyên môn hoặc bệnh viên có uy tín để được điều trị kịp thời bác nhé. Vì nếu để lâu, bác sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm làm bệnh thêm nặng và nguy cơ phải sống cả đời với bệnh trĩ là rất cao. Đặc biệt, trong thời gian bị bệnh trĩ ngoại bác nên:

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, thanh đạm. Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và sữa chua.
  • Mặc quần áo rộng, thoải mái.
  • Khi đi vệ sinh nên để tự nhiên, hạn chế rặn vì dễ khiến hậu môn bị kích ứng.
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh stress. Không bê vật nặng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.

Trĩ ngoại có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng phương pháp uống thuốc nếu nhẹ và cắt trĩ nếu nặng, nên bác đừng lo lắng quá. Bác hãy ghé qua Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm của chúng tôi để được tư vấn và nhận phương pháp điều trị phù hợp. Xin chúc bác sức khỏe.

Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm Số 11 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội (Đi qua ngõ 5 KDT, cách ngã tư Nguyễn Trãi-KDT 100m), địa chỉ chuyên khám chữa bệnh phụ khoa, nam khoa, bệnh trĩ uy tín, chất lượng cao, với đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại. Mọi thắc mắc về Bệnh trĩ thường gặp xin gọi tới đường dây nóng: 0866563361 để được tư vấn miễn phí.

 

Đánh giá: 
Bệnh trĩ ngoại là gì
Điểm trung bình:  7.9 /  10 (  9 lượt đánh giá )
Chia sẻ: