bị trĩ ngoại phải làm sao

Lượt xem: 2360

Bệnh trĩ ngoại là loại bệnh mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ra sự khó chịu cho người bệnh. Bệnh trĩ ngoại không hề khó nếu như bệnh nhân được kết hợp các phương pháp ngoại khoa với phương pháp nội khoa chính xác. Cùng tìm hiểu về bệnh trĩ ngoại và phương pháp làm sao để hết trĩ ngoại qua những chia sẻ dưới đây nhé.

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là chứng giãn tĩnh mạch thuộc đám rối tĩnh mạch trĩ dưới (ngoài) búi trĩ nổi lên ở ngoài hậu môn được da che phủ. Búi trĩ ngoại sa xuống gây nhiều triệu chứng, biến chứng: viêm nhiễm, đau đớn, sưng tấy, tắc mạch, đau đớn,...

Vị trí và cấu tạo: Búi trĩ ngoại khác búi trĩ nội ở chỗ nó nằm ở dưới đường lược, nằm phía ngoài hoặc bờ hậu môn. Cấu tạo gồm: một lớp da ở bề mặt bên ngoài, bên trong là các mô liên kết, các tĩnh mạch trĩ rất nhỏ, mảnh, đan xen dạng mạng lưới (nên gọi là búi).

Dấu hiệu nhận biết:

Xuất hiện búi phồng có màu đỏ sẫm, bề mặt khô, phủ bởi một lớp da ở bề mặt bên ngoài.

Vùng bị trĩ ngoại có thể dễ dàng nhìn thấy được không thể đưa vào trong hậu môn được và không dễ bị chảy máu.

Khi có huyết khối trong búi trĩ ngoại, các cục huyết khối là các nốt màu tím sẫm, ấn có cảm giác cứng chắc và đau. Búi trĩ ngoại bị huyết khối có thể diễn tiến xơ hoá sau 10-14 ngày, tạo thành mẫu da thừa.

Nguyên nhân nào dẫn đến trĩ ngoại

Trước khi tìm hiểu vấn đề trĩ ngoại chữa như thế nào bạn nên biết nguyên nhân hình thành bệnh để có cách phòng tránh thật tốt.

Bệnh trĩ ngoại xảy ra khi người bệnh phát hiện ở hậu môn có các búi trĩ bị phồng to, xơ cứng và lòi ra ngoài. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý của người bệnh. Do đó, việc chữa bệnh trĩ ngoại là điều rất cần thiết, điều trị sớm sẽ hạn chế được các biến chứng của bệnh. Dưới đây là những chia sẻ của bác sĩ Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm, về vấn đề bệnh trĩ ngoại và cách chữa trị hiệu quả nhất.

Bệnh trĩ ngoại được hình thành do sự căng giãn quá mức của những tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Trĩ ngoại là một trong những bệnh lý hậu môn trực tràng khá phổ biến, theo số liệu thống kê cho thấy có đến 60% người mắc bệnh trĩ ngoại ở các mức độ khác nhau. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại, bao gồm táo bón, vận động mạnh, viêm nhiễm hậu môn, … Có thể kể đến một số nguyên nhân gây bệnh như:

Táo bón: Là nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ ngoại, táo bón khiến người bệnh ngồi lâu khi đi đại tiện, gây áp lực lên vùng hậu môn trực tràng, tình trạng này kéo dài dẫn đến hình thành búi trĩ.

Thói quen đại tiện: Nhiều người có thói quen khi đi đại tiện như ngồi lâu, chơi game, đọc báo, … tạo áp lực lên hậu môn, gây co giãn các tĩnh mạch tạo điều kiện cho bệnh trĩ ngoại hình thành.

Vận động mạnh: Thường ở các vận động viên đua xe, cử tạ hoặc người lao động nặng, mang vác nặng, ….

Đứng hoặc ngồi quá lâu: Chủ yếu xảy ra ở dân văn phòng, khi đứng hoặc ngồi quá lâu sẽ khiến hậu môn chịu áp lực lớn, máu không được lưu thông đều đặn có thể gây nên trĩ ngoại.

Viêm nhiễm hậu môn: Là yếu tố thuận lợi để hình thành trĩ ngoại, vùng hậu môn mất đi tính đàn hồi, các tĩnh mạch phình to khi bị viêm nhiễm tạo cơ hội cho búi trĩ hình thành.

Trĩ ngoại điều trị như thế nào?

Chữa bệnh trĩ ngoại đơn giản hơn nhiều so với điều trị trĩ nội vì trĩ ngoại dễ phát hiện hơn, điều trị sớm hơn, bệnh nhân sẽ nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này, thường thì trĩ ngoại không có chỉ định phẫu thuật. Chỉ phẫu thuật khi búi trĩ phát triển quá to dẫn đến tắc mạch gây đau đớn cho người bệnh. Để điều trị bệnh trĩ ngoại trước tiên bạn cần chú ý những điều sau:

Hãy điều chỉnh thói quen đi cầu của mình, đồng thời nên tạo thói quen đi vệ sinh khoa học và đều đặn hơn, tập đi cầu hàng ngày vào mỗi giờ nhất định để phòng ngừa táo bón và một số bệnh về đường tiêu hóa khác.

Hạn chế hoặc tránh ăn các đồ ăn cay nóng, các chất kích thích, những thực phẩm này sẽ làm kích ứng vùng hậu môn khiến bệnh phát triển nặng hơn.

Nên cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, ăn nhiều chất xơ hơn để tránh táo bón nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.

Tập những bài thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên, lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga nhẹ nhàng.

Hạn chế việc đứng hoặc ngồi quá lâu, nếu tính chất công việc bắt buộc phải ngồi nhiều thì nên đứng dậy đi lại vài phút sau mỗi giờ ngồi làm việc.

Nên dùng nước ấm để vệ sinh vùng hậu môn kỹ càng và giúp máu lưu thông tốt hơn, tránh sử dụng giấy khô để vệ sinh vùng hậu môn vì rất dễ gây tổn thương búi trĩ.

Sử dụng thuốc đối với các trường hợp trĩ cấp nhằm giảm đau đớn: Các loại thuốc dùng để trị bệnh trĩ ngoại bao gồm thuốc viên, viên nang, thuốc mỡ để bôi, thuốc đặt trong hậu môn.

- Phương pháp nội khoa (dùng thuốc):
+ Thuốc chữa trị bệnh trĩ có 2 loại: loại để uống (viên nén, viên nang) và loại dùng để bôi hoặc đặt trong hậu môn như thuốc mỡ, thuốc viên đạn.
+ Thuốc uống dạng viên nang hoặc viên nén: các loại thuốc này có tác dụng tăng tính thẩm thấu, tăng độ vững bền thành mạch, có tác dụng làm giảm sưng, phù nề, giúp cầm máu đối với trĩ chảy máu, co búi trĩ.
+ Thuốc đặt hoặc thuốc bôi: người ta thường dùng thuốc mỡ hoặc thuốc đặt để bôi lên vùng bị tổn thương có tác dụng tại chỗ. Các loại thuốc này có hoạt chất giảm đau, giảm ngứa, sát trùng, chống viêm nhiễm song chỉ giảm bớt các triệu chứng chứ không điều trị triệt để nguyên nhân gây ra bệnh. Các loại thuốc đạn đặt vào trong vùng hậu môn nhưng thường là để chữa trị nội hơn.
Tất cả các loại thuốc đều phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, bởi ngoài điều trị bệnh trĩ còn phải điều trị các bệnh liên quan gây ra bệnh trĩ như thuốc trị táo bón, đường ruột, thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau,…

- Phương pháp theo y học cổ truyền:
Theo các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm việc điều trị bằng y học cổ truyền phải kéo dài thời gian từ 1-2 tháng và đó là các bài thuốc chữa trĩ cổ phương, các loại thuốc đã hiện đại hóa từ các bài thuốc đông dược như thuốc tiêu trĩ Safinar. Ngoài ra, bản thân người bệnh phải kiêng khem trong sinh hoạt, dinh dưỡng theo lời dặn của thầy thuốc.
Sử dụng thảo dược giúp điều trị bệnh trĩ hiệu quả, các loại thảo dược như diếp cá, đương quy, hoa hòe, nghệ… có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống táo bón, làm bền thành mạch, giảm tính giòn và tính thấm của mao mạch, làm lành nhanh các vết thương.

- Phương pháp phẫu thuật trĩ ngoại:
Có nhiều phương pháp ngoại khoa điều trị bệnh trĩ: chích xơ, thắt dây thun, đốt, phẫu thuật cắt trĩ, phẫu thuật Longo,... Song đối với bệnh trĩ ngoại, chỉ được áp dụng phẫu thuật cắt trĩ. Bởi tại đây, có các cơ quan thụ cảm, gây đau đớn rất nhiều một thời gian dài sau mổ, do đó các phương pháp còn lại không được áp dụng.

Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ tuân theo một số nguyên tắc nhất định

Cắt bỏ từng búi trĩ cùng với phần da niêm phủ lên trên, bảo tồn lớp cơ thắt trong nằm bên dưới.

Sau khi cắt, hai mép vết thương có thể được khâu đóng hay để hở.

Nếu chọn khâu đóng: Khâu đóng hai theo chiều dọc đối với búi trĩ nhỏ. Đối với búi trĩ lớn hay trĩ vòng, khâu đóng theo chiều ngang.

Cắt trĩ khâu đóng.

Quan niệm về phẫu thuật cắt trĩ ngày nay đã có nhiều thay đổi. Nguyên tắc bảo tồn tối đa phần da của ống hậu môn luôn được tuân thủ. Phần trĩ ngoại, có thể được để lại, dần dần sẽ bị teo khi uống thuốc khi sự thông nối với phần trĩ nội đã bị cắt đứt.

Bệnh trĩ ngoại không được khuyên nên điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, trừ khi bệnh trĩ đã đến giai đoạn cuối, bị nhiễm trùng và sưng tấy thậm chí lở loét. Đặc biệt lưu ý phẫu thuật trĩ tuy đơn giản nhưng nếu không cẩn thận đã có trường hợp tử vong vì phẫu thuật ở các cơ sở không đạt tiêu chuẩn. Sử dụng thuốc vẫn là sự lựa chọn đầu tay của các bác sĩ hiện nay.

Các bác sĩ khuyến cáo rằng không nên chữa trĩ ngoại bằng phương pháp này. Chỉ khi bệnh trĩ ngoại đã ở giai đoạn cuối, bị nhiễm trùng, sưng tấy hoặc lở loét. Do đó, trước khi phẫu thuật, người bệnh cần được bác sĩ tư vấn kỹ càng và chi tiết.

Qua những thông tin trên, hi vọng các bạn đã có những kiến thức cần thiết nếu bị trĩ ngoại nên làm gì. Ngay bây giờ bạn có thể liên hệ với các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm để được thăm khám trực tiếp tình trạng sức khỏe của mình. Hoặc gọi điện đến cho các bác sĩ, chuyên gia của chúng tôi theo số điện thoại: 0866563361 để được tư vấn miễn phí ngay hôm nay.
Đánh giá: 
bị trĩ ngoại phải làm sao
Điểm trung bình:  7.3 /  10 (  9 lượt đánh giá )
Chia sẻ: