các cấp độ của bệnh trĩ

Lượt xem: 4574

Bệnh trĩ được chia làm nhiều cấp độ khác nhau vì vậy trước khi điều trị thì bác sĩ sẽ phân loại bệnh và từng mức độ khác nhau sau cho bạn và từ đó đưa ra các hướng điều trị cho phù hợp các cấp độ của bệnh. Mặc dù đây không phải bệnh trực tiếp nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không lưu ý phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể gây nên nhiều vấn đề sức khỏe. Cùng tìm hiểu các mức độ bệnh trĩ để có thêm kiến thức tự bảo vệ mình hoặc những người thân nếu bị trĩ nhé.

Các cấp độ của bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ hình thành do sự căng giãn quá mức của hệ thống tĩnh mạch phía trên hoặc dưới đường lược hoặc cả hai. Đối với bệnh trĩ nội, búi trĩ hình thành phía trên đường lược, đường lược được bao phủ một lớp niêm mạc ống hậu môn, không có dây thần kinh cảm giác và sau khi phát triển sẽ sa ra ngoài hậu môn. Búi trĩ sa ra ngoài gây sưng viêm, sa nghẹt hậu môn. Các cấp độ của bệnh trĩ nội được chia làm 4 đó là:

Cấp độ 1: Búi trĩ còn khá nhỏ hoặc thậm chí chưa hình thành búi trĩ vì thế chưa thể sa ra ngoài. Ngoài triệu chứng đi ngoài ra máu, cảm thấy đau rát mỗi khi đi đại tiện thì người bệnh không có bất kỳ một dấu hiệu nào khác. Bạn không thể nhìn và đánh giá bằng mắt thường để xác định bệnh.

Cấp độ 2: Hậu môn bắt đầu xuất hiện một cục thịt thừa, khi đi đại tiện sa ra ngoài hậu môn do áp lực rặn của người bệnh và khi ngồi xuống. Nhưng sau đó lại thu về, vì ở cấp độ này bệnh trĩ chưa quá nghiêm trọng, mức độ chảy máu có thể ít đi cũng có thể không nhưng sự đau rát vẫn khiến người bệnh khó chịu, khổ sở.

Cấp độ 3: Số lần sa búi trĩ ra ngoài hậu môn nhiều hơn, người bệnh phải tác động bằng tay mới có thể đưa búi trĩ trở lại bên trong. Lúc này búi trĩ đã khá mềm, khi ấn vào thấy xẹp khi bỏ ra thì phồng, màu sắc đỏ tươi.

Cấp độ 4: Búi trĩ sa nghẹt, viêm nhiễm và không thể quay lại ống hậu môn, người bệnh thấy vướng víu, đau rát vô cùng ngay cả khi không đi đại tiện. Nếu không xử lý kịp thời có thể gây viêm nhiễm nặng.

Các giai đoạn bệnh trĩ ngoại

Đối với các giai đoạn của bệnh trĩ ngoại, búi trĩ xuất phát từ đường lược, nằm hẳn bên ngoài rìa hậu môn và có dây thần kinh cảm giác. Bề mặt búi trĩ ngoại được bao phủ bởi một lớp biểu mô lát tầng, bên ngoài che phủ lớp da hậu môn vì thế rất khó chảy máu. Có thể quan sát được bằng mắt thường và sờ thấy dễ dàng, búi trĩ khá khô, gây đau tức hậu môn, vì tính chất ở bên ngoài nên trĩ ngoại thường được phát hiện và điều trị sớm. Bệnh trĩ ngoại được chia làm 2 thời kỳ phát triển chính:

Giai đoạn đầu: Người bệnh bắt đầu thấy cộm, vướng của dị vật dưới hậu môn nhưng không quá rõ ràng vì kích thước búi trĩ còn khá nhỏ. Sau một thời gian, nếu người bệnh ăn ống không đủ chất, không khoa học, ít hoạt động, các đám rối tĩnh mạch này sẽ sưng to và xoắn lại với nhau ở sau hậu môn, gây bất tiện cho sinh hoạt cũng như cuộc sống người bệnh.

Giai đoạn muộn: Cấp độ của bệnh trĩ sẽ nặng và nguy hiểm hơn, búi trĩ nằm ở ống hậu môn gây chảy máu hậu môn, tắc tĩnh mạch, cản trở quá trình đào thải khiến bệnh nhân đau đớn vô cùng. Chất thải sau khi đi vệ sinh dễ bị động lại đồng thời người bệnh sẽ khó khăn hơn trong việc vệ sinh hậu môn, tình trạng này để lâu có thể hình thành những ổ viêm nhiễm gây ngứa sưng, đau hậu môn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đối với những trường hợp búi trĩ bị tụ máu, khối huyết thường có màu tím sẫm gây đau đớn trong nhiều ngày nếu không xử lý tình trạng càng nặng hơn gây nguy hiểm cho người bệnh.

Bệnh trĩ cần điều trị càng sớm càng tốt

Đối với các cấp độ bệnh trĩ nhẹ có thể tự chữa trị, nếu để chuyển sang giai đoạn nặng thì việc chữa trị sẽ trở nên rất khó khăn, phải có sự can thiệp của thủ thuật.

Việc điều trị bệnh trĩ phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh. Với bệnh trĩ đang ở dạng cấp 1&2 và 3 khi búi trĩ chưa hoàn toàn sa xuống thì có thể sử dụng thuốc bôi kết hợp với uống các bài thuốc nam hiệu quả. Cùng với chế độ sinh hoạt và ăn uống 1 cách hợp lý sẽ làm cho các búi trĩ co lại.

Nhưng đối với những trường hợp trĩ ở cấp độ 4 lúc này búi trĩ đã sa xuống thì biện pháp được áp dụng để điều trị triệt để là phẫu thuật. Tuy nhiên sau khi phẫu thuật cũng có gây ra một số các biến chứng. Vì vậy cách tốt nhất là khi phát hiện mình bị bệnh trĩ nên đi khám tại các cơ sở có uy tín kịp thời để không phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật.

Với một số thông tin mà các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm cung cấp ở bên trên, mong rằng bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc về các cấp độ của bệnh trĩ. Hãy gọi điện đến số: 0866563361 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa nếu bạn đang gặp phải rắc rối liên quan đến sức khỏe ngay hôm nay.
Đánh giá: 
các cấp độ của bệnh trĩ
Điểm trung bình:  7.7 /  10 (  22 lượt đánh giá )
Chia sẻ: