dấu hiệu đi ngoài ra máu

Lượt xem: 2666

Đi ngoài ra máu là hiện tượng thường thấy nhưng người bệnh thường ít để ý, chỉ đến khi máu chảy nhiều dính ở giấy vệ sinh hoặc chảy thành tia thì mọi người mới hốt hoảng tìm hiểu xem là bệnh gì. Thực chất đây là biểu hiện của bệnh lý về hậu môn-trực tràng. Để nhận biết đi ngoài ra máu là bệnh gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Hiện tượng đi ngoài ra máu

Xuất hiện máu khi đi ngoài (có thể máu tươi hay máu đen), hiện tượng này thường gặp ở đoạn dưới đường tiêu hóa, đặc biệt là chảy máu kết tràng và trực tràng, đôi khi cũng có thể gặp ở đoạn trên đường tiêu hóa. Màu máu khi đại tiện do bộ phận bị chảy máu trong đường tiêu hóa, lượng máu và thời gian máu đọng lại trong đường ruột chi phối.

Đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện của một số bệnh lý

Biểu hiện đi ngoài ra máu có thể là lời cảnh báo của một số bệnh lý bạn nên lưu ý. Dấu hiệu đi ngoài ra máu có liên quan đến hệ thống đường ruột, hệ tiêu hóa của bạn. Do đó, phải hiểu rõ những căn nguyên gây ra tình trạng này mới có thể xử lý được nhé!

Bệnh trĩ

Đây là dấu hiệu chính của các bệnh trĩ.

Căn bệnh khá phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh ở hậu môn, trực tràng, thường thấy ở người bị táo bón, ngồi hoặc đứng làm việc trong thời gian quá lâu, phụ nữ mang thai, người già,...

Bệnh đường tiêu hóa

Các bệnh ở đường tiêu hóa cũng có biểu hiện đi ngoài ra máu, nếu máu màu đen hoặc đỏ thẫm, bộ phận bị chảy máu thường là đoạn trên đường tiêu hóa. Nếu máu màu đỏ thì thường là bị chảy máu đoạn dưới đường tiêu hóa.

Bệnh nứt kẽ hậu môn

Bệnh này có biểu hiện đi ngoài ra máu, thường là màu đỏ tươi, có thể nhỏ giọt hoặc chỉ thấm trên giấy.

Bệnh nếu không được hỗ trợ điều trị, nứt kẽ hậu môn có thể gây ra hàng loạt các bệnh lý như thiếu máu, nhiễm trùng máu, viêm nhiễm hậu môn,… ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và sức khỏe của người bệnh.

Ung thư trực tràng

Máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân, khi nội soi sẽ thấy bên trong trực tràng có khối u. Thời kì cuối còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, cũng xuất hiện táo bón và đi ngoài. Đây là bệnh có tỷ lệ mắc thấp nhưng vẫn cần chủ động phòng tránh vì một khi đã mắc thì cực kì nguy hiểm.

Viêm kết tràng do loét, bệnh lỵ

Thường kèm theo dịch nhầy hoặc mủ, kèm theo đau bụng dưới, sốt, đại tiện nhiều lần.

Polyp trực tràng và hậu môn

Máu đỏ tươi, không đau, máu lẫn theo phân. Đây là một dạng của bệnh trĩ, có thể biến chứng thành ung thư nếu như bệnh không hỗ trợ điều trị kịp thời.

Polyp hậu môn được hình thành do niêm mạc ống hậu môn trực tràng bị tăng sinh quá mức, tạo thành khối u bên trong hậu môn. Khối u có thể chạm với phân gây ra tình trạng đi ngoài ra máu tươi. Bệnh thường rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ do những biểu hiện giống nhau.

Và còn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác

Bệnh máu trắng, máu không đông, và các bệnh truyền nhiễm ít gặp khác.

Phòng tránh đại tiện ra máu

Để phòng tránh hiện tượng đi ngoài ra máu (đặc biệt là do bệnh trĩ), cần chú ý những nguyên tắc sau:

Ăn uống khoa học: Ăn uống đầy đủ, đúng giờ, đúng bữa, không bỏ bữa. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, ít thịt, nhiều chất xơ để giải nhiệt cơ thể và chống táo bón như: chọn rau lang, rau dền, mướp, cà rốt, mồng tơi, diếp cá… và các loại trái cây nhuận tràng như: chuối, bưởi, đu đủ, cam, quýt… Mỗi ngày cần bổ sung 2,5 lít nước để tránh táo bón. Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá và đồ ăn cay nóng (ớt, hạt tiêu) sẽ khiến các búi trĩ phát triển nhanh hơn.

Không nhịn đi đại tiện: Nên tập thói quen đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày, tránh rặn nhiều gây tổn thương cho hậu môn. Đi xong cần dùng nước ấm để vệ sinh, bệnh nhân đã có tiền sử mắc trĩ nên vệ sinh hậu môn 2 - 3 lần/ngày.

Hình thành thói quen vận động: Tránh khuân vác quá nặng, không đứng hoặc ngồi lâu, tập thể dục hàng ngày để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và sự lưu thông máu, tốt nhất là đi bộ và yoga.

Giữ tâm trạng thoải mái, tránh cáu giận: Lo lắng âu sầu sẽ làm niêm mạc ruột co bóp, máu hạn chế lưu thông khiến tình trạng trĩ nặng thêm.

Cần đi khám và sử dụng các thực phẩm hỗ trợ để giảm thiểu bệnh.

Với những thông tin về triệu chứng đi ngoài ra máu và cách hạn chế bệnh này mà các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm vừa chia sẻ mong rằng sẽ có ích cho các bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác, hãy gọi điện đến số: 0866563361 và trực tiếp đến địa chỉ: Số 5 – Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội để được thăm khám cụ thể ngay hôm nay nhé.
Đánh giá: 
dấu hiệu đi ngoài ra máu
Điểm trung bình:  7.3 /  10 (  20 lượt đánh giá )
Chia sẻ: