Khi đi vệ sinh ra máu tươi - Là biểu hiện của bệnh gì

Lượt xem: 10955

Đi ngoài ra máu là hiện tượng thường thấy nhưng người bệnh thường ít để ý, chỉ đến khi máu chảy nhiều dính ở giấy vệ sinh hoặc chảy thành tia thì mọi người mới hốt hoảng tìm hiểu xem là bệnh gì. Thực chất đây là biểu hiện của bệnh lý về hậu môn-trực tràng. Để nhận biết đi ngoài ra máu là bệnh gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

dai tien ra mau la benh gi

ĐI NGOÀI RA MÁU LÀ BỆNH GÌ?

Xuất hiện máu khi đi ngoài (có thể máu tươi hay máu đen), hiện tượng này thường gặp ở đoạn dưới đường tiêu hóa, đặc biệt là chảy máu kết tràng và trực tràng, đôi khi cũng có thể gặp ở đoạn trên đường tiêu hóa. Màu máu khi đại tiện do bộ phận bị chảy máu trong đường tiêu hóa, lượng máu và thời gian máu đọng lại trong đường ruột chi phối.

Liên hệ để được chuyên gia của phòng khám tư vấn

Đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện của một số bệnh lý sau:

Bệnh trĩ: Đây là dấu hiệu chính của các bệnh trĩ.
Căn bệnh khá phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh ở hậu môn, trực tràng, thường thấy ở người bị táo bón, ngồi hoặc đứng làm việc trong thời gian quá lâu, phụ nữ mang thai, người già,...

Bệnh đường tiêu hóa: Các bệnh ở đường tiêu hóa cũng có biểu hiện đi ngoài ra máu, nếu máu màu đen hoặc đỏ thẫm, bộ phận bị chảy máu thường là đoạn trên đường tiêu hóa. Nếu máu màu đỏ thì thường là bị chảy máu đoạn dưới đường tiêu hóa.

Bệnh nứt kẽ hậu môn: Bệnh này có biểu hiện đi ngoài ra máu, thường là màu đỏ tươi, có thể nhỏ giọt hoặc chỉ thấm trên giấy.
Bệnh nếu không được hỗ trợ điều trị, nứt kẽ hậu môn có thể gây ra hàng loạt các bệnh lý như thiếu máu, nhiễm trùng máu, viêm nhiễm hậu môn,… ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và sức khỏe của người bệnh.

Ung thư trực tràng: Máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân, khi nội soi sẽ thấy bên trong trực tràng có khối u.Thời kì cuối còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, cũng xuất hiện táo bón và đi ngoài. Đây là bệnh có tỷ lệ mắc thấp nhưng vẫn cần chủ động phòng tránh vì một khi đã mắc thì cực kì nguy hiểm.

Viêm kết tràng do loét, bệnh lỵ: Thường kèm theo dịch nhầy hoặc mủ, kèm theo đau bụng dưới, sốt, đại tiện nhiều lần.

Polyp trực tràng và hậu môn: Máu đỏ tươi, không đau, máu lẫn theo phân. Đây là một dạng của bệnh trĩ, có thể biến chứng thành ung thư nếu như bệnh không hỗ trợ điều trị kịp thời.
Polyp hậu môn được hình thành do niêm mạc ống hậu môn trực tràng bị tăng sinh quá mức, tạo thành khối u bên trong hậu môn. Khối u có thể chạm với phân gây ra tình trạng đi ngoài ra máu tươi. Bệnh thường rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ do những biểu hiện giống nhau.

Và còn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác: Bệnh máu trắng, máu không đông, và các bệnh truyền nhiễm ít gặp khác.

Lưu ý: Đi ngoài ra máu có thể do nhiều bệnh lý gây ra, nếu không phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Vì thế cần thăm khám thường xuyên, khi có biểu hiện bất thường nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoán và hỗ trợ điều trị.

 

Cách khắc phục đi ngoài ra máu hiệu quả

Đi ngoài ra máu là biểu hiện chủ yếu của bệnh lý về hậu môn, trực tràng, cho nên phương pháp hỗ trợ điều trị cũng sẽ dựa vào các bệnh lý này để có phác đồ cho từng bệnh. Tuy nhiên, thông thường các bệnh về hậu môn trực tràng sẽ được điều trị bằng các phương pháp như nội khoa (dùng thuốc) và ngoại khoa (can thiệp bằng tiểu phẫu, đại phẫu).

Trường hợp áp dụng phương pháp nội khoa là khi mới có hiện tượng nghi ngờ mắc trĩ như táo bón nhiều, chưa hình thành búi trĩ,... Còn đối với những trường hợp mắc trĩ nặng, có búi trĩ và búi trĩ đã lòi ra ngoài thì cần phải can thiệp ngoại khoa để cắt búi trĩ và kết hợp nội khoa để bệnh khỏi nhanh chóng.

Ngoài các phương pháp được áp dụng nhiều như chích xơ, chiếu tía hồng ngoại, đốt điện, đốt laser,... thì kỹ thuật HCPT là phương pháp ngoại khoa hiện đại bậc nhất hiện nay với hiệu quả mang lại cao.

Phương pháp HCPT là phương pháp sử dụng sóng điện cao tần khoảng 70 – 80 °C để làm đông thắt mạch máu, ít gây ra cảm giác đau đớn, sau đó sử dụng dao điện để loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Đồng thời làm liền các vết niêm mạc xung quanh mà ít ảnh hưởng đến đến những vùng lân cận.

Trên đây là những thông tin về đi ngoài ra máu và phương pháp chữa đi ngoài ra máu hiệu quả. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn phần nào những thắc mắc về vấn đề này.

Mọi thông tin chi tiết đăng kí khám chữa bệnh, hoặc tư vấn giải đáp thắc mắc về các vấn đề trên vui lòng gọi đến hotline: 0866563361, hoặc hoặc nhanh hơn bằng cách nhấp nhấp vào mục tư vấn trực tuyến để có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ.

 

Đánh giá: 
Khi đi vệ sinh ra máu tươi - Là biểu hiện của bệnh gì
Điểm trung bình:  7.9 /  10 (  17 lượt đánh giá )
Chia sẻ: