Kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng gì?

Lượt xem: 2195

Kinh nguyệt không đều là nỗi lo của nhiều chị em. Kinh nguyệt không đều có sao không? Tác hại của rối loạn kinh nguyệt là gì? Nếu chị em còn băn khoăn về những vấn đề này hãy cùng các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai.

con gai kinh nguyet khong deu co sao khong

Kinh nguyệt ra nhiều có ảnh hưởng gì không?

Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng...

Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.

Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng gì đến chuyện mang thai?

Chính bởi những phụ nữ không thụ thai được ít nhiều đều có triệu chứng hành kinh không đều nên nhiều người cho rằng kinh nguyệt không đều là nguyên nhân làm cho chị em không thể thụ thai. Thực tế thì kinh nguyệt không đều là một tín hiệu cảnh báo sự khó thụ thai chứ không phải là nó là nguyên nhân chính.

 

Một số nguyên nhân của hiện tượng kinh nguyệt không đều

Các bệnh ở phụ nữ: Nguyên nhân chính là do chị em mắc một số bệnh và bệnh này gây tác động làm cho kinh nguyệt không đều và khiến chị em khó có thai, dễ gây vô sinh.

Theo các bác sĩ phụ khoa tại Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài 28-30 ngày, có thể nhanh hơn hoặc chậm đi 3-5 ngày. Ở những phụ nữ mới có kinh khoảng 2-3 năm, chức năng của buồng trứng chưa phát triển hoàn thiện, nên kinh nguyệt vẫn chưa đi vào chu kỳ đều đặn, nhưng sau đó sẽ đi vào hoạt động theo quy luật nhất định.

Bệnh lý thực thể: Nếu hiện tượng con gái có kinh nguyệt không đều chỉ xảy ra đôi lần, đặc biệt trong thời kỳ đầu của hành kinh và thời kỳ tiền mãn kinh, thì nó thường ít liên quan đến bệnh lý thực thể. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này có tính chất thường xuyên và kéo dài thì đừng nên xem thường, vì đây có thể là triệu chứng của các bệnh phụ khoa có liên quan đến buồng trứng, tử cung, hay gặp nhất là hội chứng đa nang buồng trứng.

Nguyên nhân do hội chứng buồng trứng đa nang: Các bác sĩ chuyên khoa cũng lưu ý, những người gặp phải hội chứng đa nang buồng trứng thường có tỷ lệ vô sinh rất cao. Nếu không được điều trị sớm, họ sẽ dễ lâm vào tình trạng không phóng noãn kéo dài, có thể dẫn đến ung thư nội mạc tử cung.

Lối sống thiếu khoa học: Ngoài ra, hiện tượng kinh nguyệt không đều còn có thể bắt nguồn từ lối sống thiếu khoa học như mất cân đối về dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu chất đạm, thiếu vitamin hoặc tinh thần không ổn định, căng thẳng do công việc, học tập, do môi trường sống, điều kiện làm việc, tình cảm riêng tư…

Kinh nguyệt ra nhiều có ảnh hưởng gì không?

Các bác sĩ phụ khoa khuyến cáo, kinh nguyệt là một phần trong đời sống sinh lý của phụ nữ. Vì vậy, khi có sự bất thường, việc chị em nên làm đầu tiên là đến gặp bác sĩ phụ khoa để kiểm tra và chẩn đoán bệnh cho chính xác, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.

Bên cạnh, cần chú ý tới một số thói quen sinh hoạt như tăng cường vitamin, chất khoáng, hạn chế chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá, chú ý ổn định tinh thần, cân bằng cuộc sống…

Kinh nguyệt rối loạn do đâu?

Nhiều chứng bệnh phụ khoa, rối loạn các hoormone sinh dục, các bệnh nhiễm khuẩn ở “vùng kín” cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Thần kinh căng thẳng, cơ thể bị xúc động mạnh hay thay đổi về thể trạng, môi trường đột ngộtcũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.

Những người mắc bệnh béo phì hoặc quá gầy cần cẩn thận với chứng bệnh này.

Ngoài ra các loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc giảm cân cũng làm thay đổi các hoocmôn sinh dục. Chúng có thể gây rong kinh hoặc tắt kinh trong một thời gian dài.

Khi nào thì cần đi khám bác sỹ?

Bạn nên đi khám bệnh nếu có một trong những triệu chứng sau:

Không thấy từ 3 chu kỳ kinh trở lên mỗi năm.

Chu kỳ kinh dài hơn bình thường (trên 35 ngày).

Chu kỳ kinh ngắn hơn bình thường (dưới 21 ngày).

Bị mất máu nhiều hơn bình thường trong kỳ kinh.

Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.

Đau nhiều hơn bình thường trong kỳ kinh.

Bạn nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh của bạn dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sỹ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như khả năng sinh sản.

Ăn uống và sinh hoạt thế nào khi kinh nguyệt rối loạn?

- Khi bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể bạn thường mệt mỏi, khó chịu. Hãy bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giầu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát.... Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt...

- Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá...

Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp chị em giải đáp được thắc mắc con gái kinh nguyệt không đều có sao không?

Nếu bạn có thắc mắc gì cần được giải đáp hãy liên hệ đến Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm, Số 11 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội (Đi qua ngõ 5 KDT, cách ngã tư Nguyễn Trãi-KDT 100m) hay liên hệ theo số điện thoại 0866563361. Đội ngũ các y bác sĩ tại đây luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

 

Đánh giá: 
Kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng gì?
Điểm trung bình:  9.0 /  10 (  22 lượt đánh giá )
Chia sẻ: