Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Lượt xem: 1020

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh giang mai cao nhất thế giới. Theo thống kê, mỗi năm nước ta có hơn 50.000 ca được chuẩn đoán mắc bệnh giang mai. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân còn thiếu nhiều kiến thức về căn bệnh này cũng như do mang nặng tư tưởng Á Đông nên những trường hợp mắc bệnh thường giấu bệnh, không điều trị kịp thời, sau đó “vô tình” lây truyền cho người khác. Bài viết sau đây, sẽ cung cấp đến các bạn một số thông tin về nguyên nhân gây bệnh giang mai, để giúp các bạn có thể chủ động phòng tránh bệnh.

Giang mai được xếp vào hàng đầu tiên trong hơn 20 căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục bởi sự nguy hiểm và tốc độ lây truyền của nó. Giang mai chính là nguyên nhân gây nên dịch “đại thủy” và là cơn ác mộng của cả Châu Âu vào thế kỷ 16.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Giang mai (syphilis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do một loại xoắn khuẩn nhạt có tên Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Loại xoắn khuẩn này được Schaudinn và Hoffmann phát hiện ra năm 1905. Đây là 1 loại xoắn khuẩn hình lò xo có 6 - 14 vòng xoắn và có sức đề kháng khá kém, chết ngay sau vài tiếng đồng hồ nếu ở bên ngoài cơ thể người. Nhưng lại không thể phủ nhận tốc độ lây truyền từ người sang người của nó.

Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở trên da và niêm mạc khi quan hệ tình dục không an toàn (bao gồm cả tiếp xúc trực tiếp qua âm đạo, hậu môn và miệng) hoặc tiếp xúc hôn môi, dùng chung đồ dùng cá nhân với “mầm bệnh”. Từ đó, xoắn khuẩn đi vào hạch, sau đó 1 vài giờ sau nó di chuyển vào máu và lan truyền khắp cơ thể.

Bệnh giang mai lây truyền qua 3 con đường chính

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Niêm mạc ở bộ phận sinh dục khá mỏng, sự tiếp xúc mạnh bạo khi quan hệ sẽ làm lớp niêm mạc này bị tổn thương và tạo điều kiện cho xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể.
  • Mẹ truyền sang con: Quan hệ tình dục không an toàn không phải là con đường duy nhất lây truyền bệnh giang mai. Cũng có những trường hợp được xác định mắc giang mai bẩm sinh do mẹ truyền sang con. Thông thường, sự lây truyền này sẽ xảy ra ở tháng thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ qua quá trình tuần hoàn máu của nhau thai hoặc thai nhi vô tình mở miệng khi chui qua cổ tử cung trong quá trình sinh thường. Để xác định bệnh giang mai ở thai nhi, người ta thường thực hiện xét nghiệm sàng lọc RPR và TPHA.
  • Máu: Bất kì hình thức liên quan đến việc tiêm chích, truyền máu, dùng chung bơm kim tiêm…với “mầm bệnh đều có thể làm cho xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể khỏe mạnh.

Giang mai diễn biến qua 4 giai đoạn chính và kéo dài trong nhiều năm, có khi cả đời. Có lúc rầm rộ, có lúc không có triệu chứng gì làm cho người bệnh lầm tưởng là đã khỏi và thể lây truyền cho người khác và thế hệ sau.

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị đúng cách thì có thể xâm nhập vào tới cả các phủ tạng đặc biệt là da, tim mạch, thần kinh trung ương gây nhiều biến chứng rất nặng, có nhiều hình thái lâm sàng khác nhau nên chẩn đoán cũng rất khó khăn. Nghiêm trọng nhất, bệnh có thể gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời và ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe và sự phát triển nòi giống của dân tộc.

Trên đây là những chia sẻ của Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm về nguyên nhân bệnh giang mai. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn, xin các bạn vui lòng gọi điện đến hotline 0866563361 hoặc nhấp chọn “Bác sỹ tư vấn” chat trực tiếp với các chuyên gia của Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm. Hoặc đến khám trực tiếp tại phòng khám của chúng tôi tại địa chỉ Số 11 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội (Đi qua ngõ 5 KDT, cách ngã tư Nguyễn Trãi-KDT 100m). Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm, phòng khám chữa bệnh xã hội số 1 Hà Nội.

 

Đánh giá: 
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Điểm trung bình:  6.0 /  10 (  6 lượt đánh giá )
Chia sẻ: