thuốc tiêm chữa trĩ

Lượt xem: 1535

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp tiêm thuốc hiện đang được áp dụng khá phổ biến hiện nay áp dụng cho các trường hợp bệnh trĩ nội. Vậy phương pháp tiêm thuốc chữa bệnh trĩ này là gì và áp dụng cụ thể trong những trường hợp nào, các bạn hãy cùng tham khảo ngay dưới đây để biết rõ hơn nhé.

Chữa bệnh trĩ bằng cách tiêm thuốc là gì?

Tiêm thuốc chữa bệnh trĩ là phương pháp trị liệu trĩ nội thường dùng nhất hiện nay. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm thuốc vào tĩnh mạch dưới, niêm mạc của búi trĩ có những phản ứng hóa học không giống nhau.

Mục đích: khi tiêm thuốc sẽ khiến cho bạch huyết đông lại, xơ cứng, các sợi của sẹo co lại và khiến cho tĩnh mạch, động mạch thu hẹp, làm đứt mạch máu cung cấp đến cục bộ, làm cho búi trĩ teo lại, không ra máu và sa ra ngoài hậu môn, từ đó đạt được việc trị liệu và mục đích giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Quá trình từ khi tiêm thuốc đến khi búi trĩ xung quanh tĩnh mạch bị co lại, xơ cứng mất khoảng 24 giờ. Sau đó từ 2 – 4 tháng, tại phần dưới của búi trĩ các huyết quản bị cản lại dẫn đến tắc động mạch, búi trĩ co lại và cuối cùng là bị teo dần và không thể sa ra ngoài được nữa.

Trường hợp nào được chỉ định thuốc tiêm chữa trĩ?

Chữa bệnh trĩ bằng tiêm thuốc được áp dụng dành riêng cho bệnh trĩ nội. Ở tất cả các giai đoạn của bệnh trĩ nội đều có thể áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên hiệu quả tốt nhất là khi áp dụng cho các trường hợp sau:

Trĩ nội độ 1: Dấu hiệu tốt nhất để tiêm thuốc, sau khi tiêm thuốc một thời gian dài, bệnh trĩ không xuất hiện triệu chứng nào, có thể đạt được hiệu quả trị bệnh tận gốc.

Trĩ nội độ 2:Búi trĩ tương đối nhỏ, sau khi tiêm thuốc về cơ bản bạn có thể khỏi bệnh.

Trĩ nội độ 3:khi búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn trong thời gian dài. Người bệnh có thể bị kèm nhiều bệnh khác, sức khỏe không tốt để thực hiện phẫu thuật. Bên cạnh đó, các trường hợp người bệnh trĩ độ 3 bị chảy máu nhiều trong thời gian dài dẫn đến thiếu máu cũng sẽ được chỉ định áp dụng phương pháp tiêm thuốc.

Trường hợp nào không nên tiêm thuốc chữa bệnh trĩ?

Các loại trĩ ngoại không thể tiêm thuốc, do phần da ở viền hậu môn bị cọ xát dễ dẫn đến bị viêm, mặt ngoài bị che phủ bởi một lớp da.

Người bị nứt hậu môn, rò hậu môn, viêm hậu môn, viêm trực tràng, kết tràng và người bị trĩ nội tương đối nặng.

Trĩ nội sa ra ngoài trong thời gian dài, niêm mạc đã bị xơ hóa, da che phủ, nếu dùng thuốc để tiêm có thể làm búi cho trĩ sưng, phù nề, cơ hoành, ở hậu môn bị co giật, làm tắc động mạch, gây đau rát.

Người bị trĩ nội, bị tắc động mạch cấp tính. Trị liệu tiêm thuốc trong thời gian ngắn nhưng hiệu quả thấp. Trong thời gian này, người bệnh phải chờ đến khi niêm mạc hậu môn không bị xơ cứng thì mới được tiêm thuốc trở lại.

Người bị mắc các chứng bệnh liên quan đến hệ thống đường máu như bệnh tiểu đường, bệnh máu khó đông.

Những khâu cần chú ý khi tiêm thuốc trị bệnh trĩ

Thao tác tiệt trùng: Hậu môn trực tràng là cơ quan bài tiết cơ thể nên trên bộ phận này có rất nhiều vi khuẩn, vi trùng sinh sống. Vì vậy, trước khi phẫu thuật người bệnh cần được rửa sạch và súc ruột, trước khi bắt đầu tiêm thuốc phải tiêu độc vùng hậu môn, tránh vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc theo đầu mũi tiêm.

Độ sâu tiêm thuốc: Nếu mũi kim tiêm vào niêm mạc thì độ sâu của nó đã vượt quá giới hạn, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả của bệnh trị liệu. Mũi kim tiêm quá sâu có thể làm cho vùng hậu môn nhiễm khuẩn hoặc chảy nhiều máu. Vì vậy trong các thao tác cụ thể, sau khi đầu kim tiêm nhẹ vào niêm mạc, nếu cảm thấy có lực cản thì ngừng lại. Sau đó bắt đầu tiêm thuốc, vừa tiêm vừa từ từ rút kim tiêm ra, rút kim tiêm ra phải nhẹ nhàng tránh thuốc chảy ra ngoài và chảy máu.

Liều lượng thuốc tiêm: Lâm sàng thường lấy thuốc tiêm tiêu trĩ và lidocaine 1% hòa lẫn với nhau theo tỉ lệ 1:1 để tiêm. Sau đó để điều chỉnh liều lượng dựa vào màu sắc của niêm mạc, huyết quản, cũng có thể căn cứ vào tình hình để tăng thêm hay giảm bớt liều lượng, nhưng liều lượng không vượt quá 80ml. Ngoài ra khi niêm mạc trĩ bị thối rữa, phải dùng thuốc tiêm đến khi nào búi trĩ hơi đầy, nốt thối rữa không ra máu nữa mới dừng lại.

Nếu người bệnh vẫn còn có những thắc mắc liên quan đến điều trị trĩ bằng phương pháp tiêm, cách ngăn ngừa và phòng chống bệnh trĩ hãy click chat trực tuyến vào khung chat bên dưới để được trò chuyện và nhận được tư vấn bổ ích từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm. Hoặc gọi điện đến số điện thoại: 0866563361 ngay hôm nay.
Đánh giá: 
thuốc tiêm chữa trĩ
Điểm trung bình:  7.0 /  10 (  9 lượt đánh giá )
Chia sẻ: