Trĩ hỗn hợp là gì?

Lượt xem: 902

Trong khoa học lâm sàng, bệnh trĩ được chia thành 3 dạng: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Khi một người bệnh bị mắc cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại thì gọi là trĩ hỗn hợp. Bệnh trĩ đã khiến người mắc bệnh gặp rất nhiều phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt. Nhưng bệnh trĩ hỗn hợp còn khiến người bệnh phiền toái gấp đôi. Trong bài viết này, Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm sẽ giải thích cho các bạn về bệnh trĩ hỗn hợp.

Trĩ hỗn hợp là gì

Hình minh họa

Trĩ hỗn hợp là bệnh gì?

  • Trĩ hỗn hợp là khi chùm tĩnh mạch ở cửa hậu môn trực tràng bị giãn gấp khúc tạo ra một khối trĩ nằm ở cả trên và dưới vùng lược, khớp với nhau, làm các rành ở giữa các cơ vòng biến mất, làm trên dưới liền thành một khối.
  • Trĩ hỗn hợp xảy ra khi một người bị mắc cả trĩ ngoại lẫn trĩ nội. Thường là khi người bệnh mắc trĩ ngoại hoặc trĩ nội nhưng do tâm lý ngại đi khám, lại không giữ vệ sinh sạch sẽ, kiêm khem đúng mức… mà bệnh phát triển nặng hơn và gây trĩ hỗn hợp.

Nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp

Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp là tổng hợp đầy đủ các nguyên nhân gây trĩ nội và trĩ ngoại. Và phụ nữ dễ bị trĩ hỗn hợp hơn nam giới. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản:

  • Do táo bón hoặc kiết lị lâu ngày. Khiến hậu môn bị áp lực, mất dần độ co giãn, lâu ngày sẽ khiến trĩ hỗn hợp phát triển.
  • Mắc bệnh trĩ nhưng không điều trị sớm, khiến bệnh chuyển biến nặng hơn, gây trĩ hỗn hợp.
  • Ngồi (đứng) lâu, ít vận động, mang thai, chửa đẻ nhiều, quan hệ bằng đường hậu môn…đều là nguyên nhân gây nên trĩ hỗn hợp.
  • Lạm dụng chất kích thích, uống ít nước, ăn nhiều đồ cay nóng, đồ ăn nhanh….cũng được coi là thủ phạm trực tiếp gây bệnh trĩ hỗn hợp.

Bệnh trĩ hỗn hợp có những biểu hiện gì?

  • Đau hậu môn, có cảm giác hậu môn có dị vật.
  • Đai đại tiện ra máu, máu chảy thành tia như cắt tiết gà. Trong phân có dính chất nhầy.
  • Sa búi trĩ và tràn dịch hậu môn. Búi trĩ ở giai đoạn này phình to, tách hẳn khỏi lớp da và tụt ra ngoài hậu môn. Bên cạnh đó, niêm mạc trực tràng bị kích thích lâu ngày và cơ vòng hậu môn lại lỏng khiến dịch nhầy tiết ra liên tục, gây hiện tượng tràn dịch hậu môn. Từ đó, khiến vùng da quanh hậu môn mềm, có màu vàng và thường xuyên ngứa ngáy khó chịu.

Điều trị trĩ hỗn hợp bằng cách nào?

Tây y: Ngày nay, khoa học phát triển, nên có nhiều cách điều trị trĩ hỗn hợp hiệu quả

  • Dùng thuốc: Có thể là thuốc bôi hoặc uống, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của bệnh nhân.
  • Tiêm thuốc làm cứng: Cách này chỉ giúp bệnh nhân giảm đau nhanh chóng chứ không điều trị dứt hẳn bệnh, lại gây nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân.
  • Chiếu tia laser: Lợi dụng điện trường mạnh sản sinh các tổ hợp ion, các gốc tự do để phá hủy liên kết tế bào, mục đích là cắt các tổ hợp và mạch máu đông.
  • Phương pháp làm lạnh: Tỷ lệ thành công không cao, bệnh dễ tái phát.

Đông y: Từ ngàn đời nay, đông y đã có rất nhiều cách điều trị trĩ hỗn hợp hiệu quả:

  • Rau diếp cá: có tác dụng bảo vệ thành mạch rất mạnh. Tinh dầu Diếp cá có chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng sinh mạnh, tiêu diệt cả trực khuẩn mủ xanh, do đó chống viêm nhiễm rất hiệu quả. Cao diếp cá có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón rất tốt.
  • Hoa hòe: tinh chất Rutin có nhiều trong hoa Hòe có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột và do vậy giúp nhuận tràng. Rutin được dùng để phòng ngừa những biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch, giãn tĩnh mạch, trĩ, chảy máu cam, ho ra máu, tử cung xuất huyết, phân có máu….
  • Nghệ: Hoạt chất Curcumin có trong củ nghệ có tác dụng chống viêm, ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa. Bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ.
  • Đương quy là có tác dụng hoạt huyết giảm đau, giúp chữa viêm loét, mụn nhọt. Ngoài ra, Đương quy còn có tác dụng nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Hiện nay, có một số bài thuốc đông y điều trị trĩ nói chung và trĩ hỗn hợp nói riêng đã được bào chế thành thuốc dưới dạng viên nén. Giúp người bệnh dễ dàng sử dụng và lựa chọn hơn.

Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm (Số 11 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội (Đi qua ngõ 5 KDT, cách ngã tư Nguyễn Trãi-KDT 100m)) đã đưa vào sử dụng kỹ thuật cắt trĩ PPH, giúp đưa búi trĩ đã sa xuống trở về vị trí ban đầu, đồng thời chặn các huyết quản cung cấp máu cho búi trĩ, làm cho búi trĩ không thể to thêm được nữa, giảm bớt đau đớn cho người bệnh. Thời gian tiểu phẫu chỉ khoảng 20 phút. Ưu điểm của kỹ thuật này là NHANH – HIỆU QUẢ - KHÔNG GÂY ĐAU ĐỚN. Kỹ thuật này có phạm vi điều trị khá rộng: trĩ nội, trĩ hỗn hợp, hẹp hậu môn, sa niêm mạc trực tràng...

Trên đây là những chia sẻ của Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm về bệnh trĩ hỗn hợp. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn, xin các bạn vui lòng gửi về địa chỉ mail pkthanhduc@gmail.com hoặc gọi điện đến hotline 0866563361 hoặc nhấp chọn “Bác sỹ tư vấn” chat trực tiếp với các chuyên gia của Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm.

 

Đánh giá: 
Trĩ hỗn hợp là gì?
Điểm trung bình:  6.9 /  10 (  11 lượt đánh giá )
Chia sẻ: