trĩ nội trĩ ngoại

Lượt xem: 3575

Trĩ hình thành là do sự giãn tĩnh mạch của các tổ chức ở hậu môn, bất cứ ai cũng có thể gặp phải bệnh trĩ, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Trĩ nội trĩ ngoại chỉ khác nhau ở vị trí xuất hiện búi trĩ. Khi phân biệt rõ ràng được trĩ nội và trĩ ngoại, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn cho bệnh nhân.

Tìm hiểu về bệnh trĩ

- Bệnh nhân thường đi khám khi có các triệu chứng sau:

Sa búi trĩ > 65%.

Chảy máu khi đi tiêu > 60%.

Đau rát hậu môn > 45%.

Ngứa ở hậu môn > 30%

Sưng hậu môn > 15%

- Các yếu tố thuận lợi gây ra bệnh trĩ

Nguyên nhân gây bệnh trĩ chưa được xác định chắc chắn. Các yếu tố sau đây được xem là yếu tố thuận lợi gây ra bệnh trĩ:

Rối loạn thải phân như táo bón, tiêu chảy, hội chứng lị.

Tư thế đứng lâu (cảnh sát giao thông, bảo vệ các cơ sở…) hay ngồi lâu (thư ký hành chánh).

Lái xe nhiều giờ trong ngày ( tài xế xe ô tô, xe gắn máy…).

Mang thai.

Các yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng (ho, khuân vác gắng sức…).

Viêm nhiễm vùng hậu môn.

Di truyền.

Trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào?

Bệnh trĩ được chia làm hai nhóm chính: trĩ nội và ngoại. Niêm mạc ống hậu môn được chia làm hai vùng khác nhau dọc theo chiều dài của ống bằng một đường gọi là đường lược.

Vùng niêm mạc nằm trên đường này thì không có thần kinh cảm nhận cảm giác đau, còn vùng niêm mạc nằm dưới đường này thì có cảm giác đau.

Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ được hình thành ở trên đường lược và được gọi là trĩ nội. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược và được gọi là trĩ ngoại.

Do có sự thông nối giữa hệ tĩnh mạch trĩ trên và hệ tĩnh mạch trĩ dưới, sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ trên tất yếu sẽ dẫn đến sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ dưới.

Đặc điểm của trĩ nội:

Xuất phát ở bên trên đường lược.

Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn.

Không có thần kinh cảm giác.

Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.

Tuỳ theo diễn tiến, được phân thành bốn độ:
Độ 1: mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính
Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên
Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được
Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử

Đặc điểm của trĩ ngoại:

Xuất phát bên dưới đường lược.

Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng.

Có thần kinh cảm giác.

Diễn tiến và biến chứng: đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa.

Trĩ hỗn hợp: Tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn?

Bệnh trĩ nôi và trĩ ngoại cái nào nặng hơn, nguy hiểm hơn? còn phụ thuộc vào mức độ bệnh của từng bệnh nhân. Bệnh trĩ nội thì xuất hiện bên trong hậu môn, búi trĩ nằm phía trên đường lược hậu môn. Bệnh trĩ ngoại thì ngược lại, búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn vì vậy bệnh nhân dễ phát hiện bản thân mắc bệnh hơn người bị trĩ nội.

Nhiều người cho rằng trĩ nội nặng và nguy hiểm hơn trĩ ngoại, tuy nhiên nhận định này cũn không đúng lắm. Bởi cả trĩ nội và trĩ ngoại và trĩ nôi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì đều có khả năng chữa khỏi. Sở dĩ nhiều người nhận định trĩ nội nguy hiểm hơn là do trĩ nôi nằm bên trong hậu môn nên có nhiều trường hợp phát hiện muôn, bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng khó điều trị.

Bệnh trĩ thường có 2 biểu hiện rõ ràng nhất là sa bũi trĩ và đại tiện ra máu. Việc xác định rạch ròi trĩ nội hay trĩ ngoại nặng hơn thường khó phân rạch ròi bởi nếu đều bước qua giai đoạn 4 thì bệnh đều nguy hiểm như nhau (Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều có 4 giai đoạn tiến triển).

Để bệnh không bước vào giai đoạn 3 – 4 thì ngay khi phát hiện bệnh cần điều trị kịp thời. việc chữa trị sớm mang lại rất nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, chi phí điều trị thấp, bệnh nhanh chóng khỏi…

Làm thế nào để ngăn chăn bệnh trĩ

Muốn tránh bệnh trĩ hay làm nhẹ bệnh trĩ cần phải ngăn chặn các yếu tố làm thuận lợi việc phát sinh bệnh trĩ.

Chế độ ăn uống:

Nên dùng nhiều thức ăn nhiều chất xơ (rau, trái cây).

Nên uống nhiều nước (> 2lit /ngày).

Không nên dùng các thức ăn, thức uống có nhiều gia vị cay nóng như tiêu, ớt, hành tỏi, bia rượu.

Không nên dùng các thức ăn, thức uống có khả năng gây táo bón như ổi, mận, trà đậm, cà phê.

Chế độ làm việc, sinh hoạt:

Tránh ngồi lâu 1 chỗ, đứng thời gian dài.

Tránh các công việc quá nặng nhọc, các động tác làm tăng áp lực ổ bụng.

Không nên ngồi lâu trên bàn cầu tiêu.

Tập thói quen đi tiêu đúng giờ giấc.

Tập thể dục điều độ, chơi thể thao vừa sức, đi bộ.

Phải điều trị ngay các bệnh lý làm rối loạn thải phân, bệnh lý vùng hậu môn

Vệ sinh tốt vùng hậu môn

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về cách phân biệt trĩ nội trĩ ngoại? Vui lòng click ngay vào bảng tư vấn trực tuyến ngay trên trang web để được hỗ trợ tốt nhất từ đội ngũ chuyên gia tư vấn dày dặn kinh nghiệm của phòng khám chúng tôi. Hoặc trực tiếp đến địa chỉ Phòng khám đa khoa Thành Đức trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Thiên Tâm: Số 5 – Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội để được thăm khám cụ thể.
Đánh giá: 
trĩ nội trĩ ngoại
Điểm trung bình:  7.2 /  10 (  20 lượt đánh giá )
Chia sẻ: